Thứ Tư, 17 tháng 1, 2024

Dịch vụ xin cấp Giấy phép môi trường

1. Các quy định về giấy phép môi trường hiện hành

Hiện nay, các văn bản luật, nghị định về giấy phép môi trường gồm:

1.1. Giấy phép môi trường là gì?

Căn cứ theo Khoản 8 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, giấy phép môi trường là văn bản do cơ quan có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được phép xả chất thải ra môi trường, quản lý chất thải, nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất kèm theo yêu cầu, điều kiện về bảo vệ môi trường.

Giấy phép môi trường có tên tiếng Anh là Environmental License hoặc Environmental Permit. Mẫu giấy phép môi trường được hướng dẫn cụ thể tại Mẫu số 40 Phụ lục III của Thông tư 02/2022/TT-BTNMT.

1.2. Đối tượng phải có giấy phép môi trường

Theo quy định tại Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường, những đối tượng phải có giấy phép môi trường gồm:

  • Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức;
  • Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành có tiêu chí về môi trường như dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III trên;

1.3. Giấy phép môi trường gồm những gì?

Theo Điều 40 Luật Bảo vệ môi trường, giấy phép môi trường gồm những nội dung sau:

  • Thông tin chung về dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp;
  • Nội dung cấp phép môi trường bao gồm:
    • Nguồn phát sinh nước thải; lưu lượng xả tối đa; dòng nước thải; các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm; vị trí, phương thức xả và nguồn tiếp nhận nước thải;
    • Nguồn phát sinh khí thải; lưu lượng xả tối đa; dòng khí thải; các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm; vị trí, phương thức xả khí thải;
    • Nguồn phát sinh và giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung;
    • Công trình, hệ thống thiết bị xử lý chất thải nguy hại; mã chất thải nguy hại và khối lượng được phép xử lý, số lượng trạm trung chuyển chất thải nguy hại, địa bàn hoạt động đối với dự án đầu tư, cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại;
    • Loại, khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất;
  • Yêu cầu về bảo vệ môi trường;
  • Thời hạn của giấy phép môi trường;
  • Nội dung khác (nếu có).

1.4. Khi nào phải làm giấy phép môi trường?

  • Trước khi vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải, trừ trường hợp đang vận hành thử nghiệm công trình xử lý trước ngày 01/01/2022 đối với dự án đầu tư phải thực hiện đánh giá tác động môi trường;
  • Trước khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành một trong số các văn bản sau đối với dự án không phải đánh giá tác động môi trường:
    • Cấp, điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản đối với dự án đầu tư khai thác khoáng sản;
    • Phê duyệt kế hoạch thăm dò, kế hoạch phát triển mỏ đối với dự án đầu tư thăm dò, khai thác dầu khí;
    • Phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi đối với dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư;
    • Kết luận thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đối với dự án đầu tư xây dựng;
    • Quyết định đầu tư đối với dự án đầu tư;
    • Cấp, điều chỉnh giấy phép xây dựng;
  • Trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày 01/01/2022 đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có tiêu chí môi trường thuộc trường hợp phải cấp phép môi trường trừ trường hợp đã được cấp giấy phép môi trường thành phần.

2. Điều kiện để được cấp giấy phép môi trường

 

Điều kiện cấp giấy phép môi trường
Điều kiện cấp giấy phép 

Căn cứ Điều 42 Luật Bảo vệ môi trường 2020, để được cấp giấy phép môi trường, dự án đầu tư, cơ sở phải đáp ứng được các điều kiện cấp phép dưới đây:

  • Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt kết quả thẩm định (nếu có);
  • Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường theo đúng quy định;
  • Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có);
  • Quy chuẩn kỹ thuật môi trường;
  • Các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên nước và quy định khác của pháp luật có liên quan;

3. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép môi trường

Căn cứ theo Điều 43 Luật Bảo vệ môi trường, trình tự thủ tục xin cấp phép môi trường gồm các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường gồm:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép môi trường;
  • Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường;
  • Tài liệu pháp lý và kỹ thuật khác của dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Tùy thuộc vào từng loại dự án đầu tư, cơ sở, chủ dự án đầu tư, cơ sở nộp 01 bộ hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền bằng một trong ba hình thức: nộp trực tuyến, qua đường bưu điện hoặc nộp thông qua Cổng  Dịch vụ công trực tuyến.

Tùy thuộc vào từng loại dự án mà tổ chức, cá nhân xin cấp phép cần lưu ý để tránh nộp hồ sơ xin cấp phép muộn:

  • Trường hợp phải thực hiện đánh giá tác động môi trường thì chủ dự án nộp sau khi đã hoàn thành công trình xử lý chất thải;
  • Trường hợp đang vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải trước ngày 01/01/2022 thì phải nộp hồ sơ đảm bảo phải có giấy phép môi trường sau khi kết thúc vận hành thử nghiệm nhưng chậm nhất là 30 ngày đối với giấy phép do UBND cấp tỉnh, huyện cấp và 45 ngày đối với các giấy phép còn lại. Tương tự thời điểm nộp hồ sơ đối với chủ cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp;
  • Các trường hợp còn lại nộp hồ sơ sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định;

Bước 3: Giải quyết hồ sơ

  • Sau khi chủ dự án, cơ sở nộp hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ xin cấp phép:
    • Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ nhận được thông báo bổ sung hoàn thiện hồ sơ;
    • Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền tiến hành thẩm định, kiểm tra hồ sơ:
      • Đối với dự án đầu tư, cơ quan có thẩm quyền thành lập tổ thẩm định, tổ thẩm định có trách nhiệm tổ chức khảo sát thực tế tại khu vực dự kiến triển khai dự án đầu tư;
      • Đối với cơ sở đang hoạt động, cơ quan có thẩm quyền thành lập tổ kiểm tra tiến hành kiểm tra thực tế tại cơ sở.
  • Trong quá trình thẩm định, kiểm tra, nếu hồ sơ phải chỉnh sửa, bổ sung để bảo đảm đủ căn cứ cho việc cấp phép, cơ quan cấp phép có thông báo bằng văn bản đến chủ dự án nêu rõ nội dung phải chỉnh sửa, bổ sung;
  • Bên cạnh đó, cơ quan cấp phép thực hiện công khai nội dung báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường trên trang thông tin điện tử trừ dự án thuộc bí mật nhà nước, bí mật doanh nghiệp và gửi tham vấn ý kiến đến cơ quan quản lý tùy thuộc vào từng lĩnh vực cấp phép trừ trường hợp dự án đã có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo tác động môi trường và không thay đổi nội dung liên quan đến hoạt động xả thải ra môi trường;
  • Căn cứ kết quả thẩm định, cơ quan có thẩm quyền xem xét, cấp giấy phép môi trường cho dự án đầu tư, cơ sở đáp ứng được điều kiện xin cấp phép:
    • Trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy phép thì phải có văn bản thông báo trả hồ sơ và nêu rõ lý do;
    • Trường hợp hồ sơ phải chỉnh sửa, bổ sung để bảo đảm căn cứ cấp phép, trong thời hạn 15 ngày đối với trường hợp thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên môi trường, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, 10 ngày đối với giấy phép do UBND cấp tỉnh cấp và 05 ngày đối với giấy phép do UBND cấp huyện cấp, cơ quan cso thẩm quyền phải cấp giấy phép cho chủ dự án, cơ sở. Trường hợp không cấp phép thì phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do không cấp phép.

Cần lưu ý một số dự án đầu tư, cở sở xin cấp giấy phép môi trường được thực hiện thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, mọi thủ tục tiếp nhận và trả kết quả được làm bằng hình thức trực tuyến:

  • Dự án đầu tư, cơ sở không thuộc đối tượng phải vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải;
  • Dự án đầu tư, cơ sở đấu nối nước thải vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp và đáp ứng các yêu cầu sau đây: không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; không thuộc trường hợp phải quan trắc khí thải tự động, liên tục, quan trắc định kỳ.

4. Thẩm quyền cấp Giấy phép môi trường

 

Thẩm quyền cấp giấy phép môi trường
Thẩm quyền cấp giấy phép 

Theo quy định tại Điều 41 Luật Bảo vệ môi trường, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường gồm:

  • Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép cho các dự án sau trừ các dự án đầu tư, cơ sở thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng an ninh:
    • Đối tượng phải có giấy phép môi trường đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường;
    • Dự án đầu tưu nằm trên địa bàn 02 tỉnh trở lên, vùng biển chưa xác định trách nhiệm quản lý hành chính của UBND cấp tỉnh; cơ sở nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất, cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý rác thải.
  • Bộ Quốc phòng, Bộ Công an cấp giấy phép môi trường đối với các dự án đầu tư, cơ sở thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh;
  • Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền cấp phép môi trường:
    • Đối với dự án đầu tư nhóm II hoặc dự án đầu tư nhóm III nằm trên địa bàn 02 đơn vị hành chính cấp huyện trở lên, trừ các dự án thuộc thẩm quyền cấp phép môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Quốc phòng và Bộ Công an;
    • Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực.
  • Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền cấp giấy phép đối với các đối tượng phải có giấy phép môi trường không thuộc thẩm quyên cấp của các cơ quan trên.

5. Giấy phép môi trường có thời hạn bao lâu?

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 40 Luật Bảo vệ môi trường, tùy thuộc vào đối tượng phải có giấy phép môi trường, thời hạn của giấy phép môi trường là khác nhau:

  • Đối với dự án đầu tư nhóm I, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày 01/01/2022 có tiêu chí về môi trường như dự án đầu tư nhóm I, giấy phép môi trường có thời hạn là 07 năm;
  • Đối với các đối tượng phải có giấy phép môi trường còn lại, thời hạn của giấy phép môi trường là 10 năm.

Thời hạn của giấy phép môi trường có thể ngắn hơn thời hạn quy định theo đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở.

6. Giải đáp một số thắc mắc

 

Giải đáp một số thắc mắc
Giải đáp một số thắc mắc

6.1. Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường là gì?

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường là một trong những thành phần của hồ sơ xin cấp phép, gồm những nội dung sau:

  • Thông tin chung về dự án đầu tư;
  • Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường (nếu có);
  • Nội dung đề nghị cấp giấy phép môi trường.

Ngoài ra, tùy thuộc vào từng dự án đầu tư, cơ sở, báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường còn có các nội dung như:

  • Mô tả hiện trạng môi trường nơi thực hiện dự án đầu tư; mô tả công nghệ sản xuất được đề xuất lựa chọn;
  • Đề xuất kế hoạch, các biện pháp xử lý chất thải kèm theo thuyết minh và phương án thiết kế xây dựng, phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường, các công trình lưu giữ chất thải và công trình, thiết bị liên quan;
  • Kết quả hoàn thành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường;
  • Đánh giá hiện trạng môi trường nơi thực hiện dự án đầu tư;…

6.2. Không xin Giấy phép môi trường thì có bị xử lý không?

Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 45/2022/NĐ-CP xử phạt hành chính trong lĩnh vực môi trường, trường hợp dự án đầu tư, cơ sở thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường nhưng không xin phép thì bị xử phạt vi phạm với hình thức xử phạt là phạt tiền. Mức tiền phạt cụ thể như sau:

  • Trường hợp giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp của UBND cấp huyện, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tương đương UBND cấp huyện thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng;
  • Trường hợp giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp của UBND cấp tỉnh, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tương đương UBND cấp tỉnh thì bị phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 170.000.000 đồng;
  • Trường hợp giấy phép được cấp bởi Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc các cấp tương đương thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 220.000.000 đồng.

Ngoài ra, tổ chức, cá nhân vi phạm còn buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

 6.3. Có được cấp lại, bổ sung giấy phép không?

Căn cứ theo Khoản 3 Điều 44 Luật Bảo vệ môi trường, có hai trường hợp được cấp lại giấy phép môi trường:

  • Giấy phép môi trường đã hết hạn;
  • Có sự thay đổi về quy mô, công suất, công nghệ sản xuất hoặc thay đổi làm tăng tác động xấu đến môi trường trừ trường hợp dự án đầu tư thay đổi thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường;

Giấy phép môi trường được sửa đổi, bổ sung trong trường hợp có sự thay đổi nội dung cấp phép trừ trường hợp thay đổi nội dung phải cấp lại giấy phép hoặc dự án đầu tư cơ sở có thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại hoặc nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất sau khi kết thúc quá trình vận hành thử nghiệm.

7. Dịch vụ xin cấp giấy phép môi trường tại Luật Ánh Ngọc

Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 đã có những sửa đổi bổ sung về thủ tục hành chính liên quan đến các loại giấy phép môi trường nhằm tinh giảm thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực tế vẫn tồn tại những khó khăn, vướng mắc đối với các doanh nghiệp xin cấp giấy phép môi trường. Nắm bắt được khó khăn này, công ty Luật Ánh Ngọc với đội ngũ luật sư và chuyên viên nhiều năm kinh nghiệm pháp lý trong lĩnh vực môi trường cam kết mang đến cho quý khách hàng dịch vụ xin cấp giấy phép môi trường uy tín, đầy đủ, hiệu quả cao và tiết kiệm chi phí.

Tại Luật Ánh Ngọc, quý khách hàng sẽ được đội ngũ Luật sư hỗ trợ, tư vấn các nội dung sau:

  • Tư vấn pháp lý về điều kiện cấp phép, quy trình thủ tục xin cấp giấy phép môi trường;
  • Hỗ trợ, soạn thảo hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường như lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, lập kế hoạch bảo vệ môi trường, báo cáo xả thải vào nguồn nước, báo cáo quan trắc môi trường, tư vấn lập hồ sơ vận hành thử nghiệm các công trình,..
  • Hỗ trợ và/hoặc đại diện, thay mặt doanh nghiệp thực hiện các thủ tục xin cấp giấy phép môi trường;
  • Tư vấn, hỗ trợ các vấn đề phát sinh liên quan đến giấy phép môi trường như tư vấn cấp đổi giấy phép môi trường, thu hồi giấy phép môi trường, xử phạt liên quan đến giấy phép môi trường,...

 

Cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ kiểm toán

1. Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán là gì?

Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm tóan là một tài liệu chứng nhận từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền, xác nhận rằng một tổ chức hoặc cá nhân đã đáp ứng đủ các yêu cầu và tiêu chuẩn cần thiết để hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán tại một quốc gia cụ thể. Giấy chứng nhận này thường cần thiết để tổ chức hoặc cá nhân có thể thực hiện các dịch vụ kiểm toán chuyên nghiệp, đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán và các dịch vụ liên quan khác.

 

Vai trò của giấy chứng nhận
Vai trò của giấy chứng nhận

2. Giấy phép kinh doanh dịch vụ kiểm toán gồm những nội dung gì?

"Giấy phép kinh doanh dịch vụ kiểm toán" thường bao gồm những nội dung sau:

  • Thông Tin Về Doanh Nghiệp: Điều này bao gồm tên đầy đủ của doanh nghiệp, tên viết bằng tiếng nước ngoài nếu có, tên viết tắt (nếu có), và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp. Thông tin này giúp xác định và phân biệt doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh và liên lạc.
  • Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Doanh Nghiệp: Một phần quan trọng khác của giấy phép là số giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, thông tin về cơ quan cấp, và ngày cấp. Điều này giúp xác thực rằng doanh nghiệp đã được đăng ký và hoạt động theo quy định của pháp luật.
  • Thông Tin Về Người Đại Diện Theo Pháp Luật: Một mục quan trọng khác là thông tin về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trong lĩnh vực kiểm toán. Thông tin này thường bao gồm họ và tên, năm sinh, số giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán, và ngày cấp.
  • Thông Tin Về Giám Đốc (Tổng Giám Đốc): Ngoài người đại diện theo pháp luật, giấy phép cũng thường yêu cầu thông tin về giám đốc hoặc tổng giám đốc của doanh nghiệp. Các thông tin này giúp xác định người đứng đầu doanh nghiệp và có trách nhiệm chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc cung cấp dịch vụ kiểm toán.
  • Điều Kiện Kinh Doanh: Một phần quan trọng khác của giấy phép là việc xác nhận rằng doanh nghiệp đã đáp ứng các điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán theo quy định của pháp luật. Điều này có thể bao gồm việc thực hiện các bài kiểm tra chất lượng, đảm bảo đội ngũ kiểm toán viên có chứng chỉ, hoặc tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức chuyên nghiệp.
  • Cơ Sở Pháp Lý: Cuối cùng, giấy phép thường chứa các tham chiếu đến các văn bản pháp lý liên quan, chẳng hạn như Luật kiểm toán độc lập, Nghị định, và các Thông tư hướng dẫn khác, để cung cấp cơ sở pháp lý cho việc cấp phép và hoạt động của doanh nghiệp.

3. Điều kiện để được cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ kiểm toán

3.1. Đối với Công ty TNHH hai thành viên

Để cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán cho công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, có một số điều kiện cụ thể mà doanh nghiệp phải đáp ứng, theo quy định của pháp luật. Dưới đây là các điều kiện cần thiết:

  • Giấy Chứng Nhận Đăng Ký: Doanh nghiệp cần có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, tuân thủ quy định của pháp luật.
  • Đội Ngũ Kiểm Toán Viên: Cần có ít nhất 05 kiểm toán viên hành nghề. Trong số này, tối thiểu 02 thành viên phải là người góp vốn cho công ty. Phần vốn góp của các kiểm toán viên này phải chiếm trên 50% tổng vốn điều lệ của công ty.
  • Vai Trò Của Người Đại Diện: Người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty trách nhiệm hữu hạn phải là kiểm toán viên hành nghề.
  • Vốn Pháp Định: Doanh nghiệp cần đảm bảo có vốn pháp định theo quy định của chính phủ. Từ ngày 01/01/2015, mức vốn pháp định là 5 tỷ đồng.
  • Phần Vốn Góp Của Thành Viên: Vốn góp của thành viên là tổ chức không được vượt quá mức quy định bởi Chính phủ. Nếu thành viên là một tổ chức, người đại diện của tổ chức đó cũng phải là kiểm toán viên hành nghề.

3.2. Đối với công ty hợp danh

Đối với công ty hợp danh, việc đáp ứng các điều kiện để cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán được quy định cụ thể trong Luật Kiểm toán độc lập 2011. Dưới đây là các điều kiện mà công ty hợp danh cần thỏa mãn:

  • Giấy Chứng Nhận Đăng Ký: Công ty hợp danh cần có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hoặc giấy chứng nhận đầu tư, đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật.
  • Đội Ngũ Kiểm Toán Viên: Cần có ít nhất 05 kiểm toán viên hành nghề. Trong số này, tối thiểu 02 thành viên phải là người thành viên trong hợp danh.
  • Vai Trò Của Người Đại Diện: Người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty hợp danh phải là kiểm toán viên hành nghề.

 

Điều kiện cấp giấy
Điều kiện cấp giấy

3.3. Đối với doanh nghiệp tư nhân

Đối với doanh nghiệp tư nhân, quá trình cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán tuân theo các quy định cụ thể được đề ra trong khoản 3 Điều 21 của Luật Kiểm toán độc lập 2011. Dưới đây là một số điểm chính liên quan đến điều kiện và yêu cầu cụ thể:

  • Giấy Chứng Nhận Đăng Ký: Doanh nghiệp tư nhân cần cung cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hoặc giấy chứng nhận đầu tư, đảm bảo tuân thủ các quy định và điều kiện được quy định bởi pháp luật.
  • Đội Ngũ Kiểm Toán Viên: Để đáp ứng yêu cầu, doanh nghiệp tư nhân cần có ít nhất 05 kiểm toán viên hành nghề. Trong số này, điều quan trọng nhất là chủ doanh nghiệp tư nhân cần là một trong những kiểm toán viên này, đồng thời, ông cũng phải chịu trách nhiệm là giám đốc hoặc có vai trò quản lý cao nhất trong doanh nghiệp.
  • Vai Trò của Chủ Doanh Nghiệp: Trong mô hình doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp không chỉ là người sở hữu mà còn đảm nhiệm các trách nhiệm quản lý. Điều này nghĩa là chủ doanh nghiệp tư nhân không chỉ là một chủ sở hữu mà còn phải có kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán để đảm bảo chất lượng và hiệu quả trong việc quản lý và vận hành doanh nghiệp.

3.4. Đối với chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam

  • Phạm vi hoạt động kiểm toán

Theo quy định, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam chỉ được cung cấp dịch vụ kiểm toán độc lập theo quy định của pháp luật của nước mà doanh nghiệp nước ngoài đặt trụ sở chính.

  • Điều kiện nhân sự

Một chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài cần phải có ít nhất hai kiểm toán viên hành nghề. Trong số đó, người giữ chức vụ Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của chi nhánh cũng phải là một kiểm toán viên hành nghề.

  • Ràng buộc với doanh nghiệp khác

Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam không được tham gia giữ chức vụ quản lý, điều hành bất kỳ doanh nghiệp khác tại Việt Nam. Điều này nhằm đảm bảo tính độc lập và trung lập trong quá trình kiểm toán.

  • Cam kết và trách nhiệm

Trước khi hoạt động, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài cần phải có văn bản gửi Bộ Tài chính, cam kết sẽ chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ và cam kết của chi nhánh tại Việt Nam.

  • Bảo đảm về vốn

Một yếu tố quan trọng khác là chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài phải đảm bảo duy trì vốn không dưới mức vốn pháp định theo quy định của Chính phủ. Điều này nhằm đảm bảo tính ổn định và khả năng hoạt động lâu dài của chi nhánh.

4. Trình tự, thủ tục xin Giấy phép kinh doanh dịch vụ kiểm toán

Để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán, các doanh nghiệp cần tuân thủ một quy trình thủ tục nhất định và đáp ứng các yêu cầu cụ thể. Dưới đây là một tổng quan về quá trình này:

Hồ sơ cần chuẩn bị:

  • Đơn đề nghị: Đơn này chứa thông tin cơ bản và yêu cầu cấp giấy chứng nhận.
  • Bản sao Giấy chứng nhận: Bao gồm giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký doanh nghiệp hoặc đăng ký đầu tư.
  • Giấy chứng nhận hành nghề: Bản sao của giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán của các kiểm toán viên.
  • Hợp đồng lao động: Bao gồm hợp đồng lao động của các kiểm toán viên hành nghề.
  • Tài liệu vốn góp: Đối với các công ty trách nhiệm hữu hạn, cần tài liệu chứng minh về vốn góp.
  • Các giấy tờ khác: Tuân theo quy định của Bộ Tài chính.

Cơ quan cấp Giấy chứng nhận:

  • Bộ Tài Chính: Được xem là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận, cụ thể là Vụ chế độ kế toán và kiểm toán.

Trình tự thủ tục:

  • Nộp hồ sơ: Doanh nghiệp gửi hồ sơ đến Bộ Tài chính, có thể trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc dịch vụ bưu chính công ích.
  • Thẩm định hồ sơ: Bộ Tài chính thẩm định hồ sơ trong vòng 30 ngày. Nếu hồ sơ hợp lệ, sẽ được cấp Giấy chứng nhận. Nếu không, Bộ Tài chính sẽ trả lời bằng văn bản, đồng thời yêu cầu doanh nghiệp giải trình.
  • Công khai thông tin: Khi cấp giấy chứng nhận, Bộ Tài chính sẽ công khai danh sách các doanh nghiệp và chi nhánh trên trang điện tử của mình.

 

Trình tự, thủ tục quan trọng
Trình tự, thủ tục quan trọng

5. Một số câu hỏi thường gặp

5.1. Kinh doanh dịch vụ kiểm toán không có giấy phép bị xử lý thế nào?

Theo quy định trong Điều 43 của Nghị định 41/2018/NĐ-CP, hoạt động cung cấp dịch vụ kiểm toán trước khi được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán sẽ bị xem là vi phạm hành chính. Hành vi này có thể bị xử phạt từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Đồng thời, doanh nghiệp sẽ phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả, bao gồm việc hoàn trả số lợi ích từ hoạt động vi phạm và bị tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán trong khoảng thời gian từ 03 đến 06 tháng (nếu vào thời điểm vi phạm, doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán).

5.2. Trường hợp nào bị thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh kiểm toán?

Doanh nghiệp kiểm toán sẽ bị thu hồi Giấy chứng nhận kinh doanh dịch vụ kiểm toán trong các trường hợp sau:

  • Doanh nghiệp cung cấp thông tin không chính xác, gian lận hoặc làm giả hồ sơ khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận kinh doanh dịch vụ kiểm toán.
  • Không thực hiện hoạt động kiểm toán trong vòng 12 tháng liên tiếp.
  • Không khôi phục được việc vi phạm quy định trong khoản 1 Điều 27 của Luật kiểm toán độc lập 2011 trong 60 ngày kể từ khi bị đình chỉ.
  • Bị giải thể, phá sản hoặc chấm dứt kinh doanh dịch vụ kiểm toán.
  • Bị thu hồi giấy phép kinh doanh hoặc các giấy tờ liên quan.
  • Cơ quan có thẩm quyền tại nước có trụ sở chính của doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam quyết định thu hồi giấy phép hoặc đình chỉ hoạt động.
  • Có hành vi vi phạm quy định như xác nhận thông tin sai lệch, gian lận báo cáo tài chính hoặc sửa đổi giấy tờ chứng nhận.

Doanh nghiệp kiểm toán khi bị thu hồi Giấy chứng nhận kinh doanh dịch vụ kiểm toán sẽ ngừng kinh doanh dịch vụ này từ ngày quyết định thu hồi. Quyết định thu hồi sẽ được Bộ Tài chính công bố trên trang thông tin điện tử của mình trong vòng 7 ngày kể từ ngày quyết định được ban hành. Doanh nghiệp cần trả lại Giấy chứng nhận kinh doanh dịch vụ kiểm toán cho Bộ Tài chính trong vòng 10 ngày kể từ ngày quyết định thu hồi.

6. Dịch vụ xin cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ kiểm toán tại Luật Ánh Ngọc

Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, việc kinh doanh dịch vụ kiểm toán trở nên ngày càng phổ biến và quan trọng. Để đảm bảo mọi hoạt động kinh doanh diễn ra thuận lợi và tuân thủ pháp luật, việc có một Giấy phép kinh doanh chính đáng là không thể thiếu. Điều này đặc biệt quan trọng khi bạn không chỉ cần thực hiện các thủ tục một cách đúng đắn mà còn cần hiểu rõ về các quy định và luật lệ của ngành.

Luật Ánh Ngọc, với uy tín và kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực tư vấn pháp luật, đã trở thành một địa chỉ đáng tin cậy cho các doanh nghiệp cần hỗ trợ về việc xin cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ kiểm toán.

Trước hết, Giấy phép kinh doanh dịch vụ kiểm toán không chỉ là một tài liệu pháp lý giúp bạn thể hiện uy tín và chuyên nghiệp trước khách hàng mà còn là yếu tố quyết định cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Việc có Giấy phép này cũng đồng nghĩa với việc bạn đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu và tiêu chuẩn của ngành kiểm toán, từ đó tạo lòng tin cho khách hàng và đối tác.

  • Dịch vụ tư vấn từ Luật Ánh Ngọc

Đội ngũ luật sư tại Luật Ánh Ngọc không chỉ có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực kiểm toán mà còn luôn cập nhật với các thay đổi mới nhất của pháp luật. Họ sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình chuẩn bị hồ sơ, tư vấn về các quy định cần tuân thủ, và đặc biệt là giúp doanh nghiệp xử lý các vấn đề pháp lý liên quan đến việc xin cấp Giấy phép.

  • Quy trình và thủ tục

Quy trình xin cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ kiểm toán có thể khá phức tạp và đòi hỏi sự tỉ mỉ. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ từ Luật Ánh Ngọc, mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Các luật sư tại đây sẽ hướng dẫn bạn từng bước, từ việc chuẩn bị hồ sơ, liên lạc với cơ quan có thẩm quyền, đến việc theo dõi và kiểm tra quy trình xét duyệt.

Kết luận

Trong một thị trường ngày càng cạnh tranh và pháp luật ngày càng nghiêm ngặt, việc tìm kiếm sự hỗ trợ chuyên nghiệp và uy tín từ một địa chỉ đáng tin cậy như Luật Ánh Ngọc là điều không thể bỏ qua. Bằng việc chọn lựa dịch vụ tại đây, bạn không chỉ giúp doanh nghiệp của mình tuân thủ đúng pháp luật mà còn đảm bảo sự phát triển bền vững trong tương lai.

Những cuốn sách hay về luật #phapluat #luatanhngoc #luatsu #xuhuong #sach

Xem thêm tại: https://luatanhngoc.vn/